Định lý giá trị trung bình với hàm nhiều biến Định lý giá trị trung bình

Định lý giá trị trung bình với hàm một biến được tổng quát lên với hàm nhiều biến bằng cách sử dụng tham số. Đặt G {\displaystyle G} là một tập con mở của R n {\displaystyle \mathbb {R} ^{n}} , và đặt f : G → R {\displaystyle f:G\to \mathbb {R} } là một hàm khả vi. Cố định các điểm x , y ∈ G {\displaystyle x,y\in G} sao cho khoảng mở ( x , y ) {\displaystyle (x,y)} nằm trong G {\displaystyle G} và đặt g ( t ) = f ( ( 1 − t ) x + t y ) {\displaystyle g(t)=f{\big (}(1-t)x+ty{\big )}} . Vì g {\displaystyle g} là hàm một biến khả vi, áp dụng định lý giá trị trung bình, ta có

g ( 1 ) − g ( 0 ) = g ′ ( x ) {\displaystyle g(1)-g(0)=g'(x)}

với c ∈ ( 0 , 1 ) {\displaystyle c\in (0,1)} . Lại có g ( 1 ) = f ( y ) {\displaystyle g(1)=f(y)} và g ( 0 ) = f ( x ) {\displaystyle g(0)=f(x)} , tính trực tiếp g ′ ( c ) {\displaystyle g'(c)} , ta có

f ( y ) − f ( x ) = ∇ ( ( 1 − c ) x + c y ) ⋅ ( y − x ) {\displaystyle f(y)-f(x)=\nabla {\big (}(1-c)x+cy{\big )}\cdot (y-x)} ,

trong đó ∇ {\displaystyle \nabla } là vector gradient và ⋅ {\displaystyle \cdot } ký hiệu tích vô hướng. Chú ý rằng đây chính là phiên bản tương tự của định lý với hàm một biến. Theo bất đẳng thức Cauchy-Schwarz, đẳng thức trên cho ta

| f ( y ) − f ( x ) | ≤ | ∇ f ( ( 1 − c ) x + c y ) | | y − x | {\displaystyle |f(y)-f(x)|\leq {\big |}\nabla f{\big (}(1-c)x+cy{\big )}{\big |}|y-x|} .

Đặc biệt, khi các đạo hàm riêng của f {\displaystyle f} bị chặn, f {\displaystyle f} liên tục Lipschitz (và do đó hội tụ đều). Chú ý rằng f {\displaystyle f} không được giả sử rằng khả vi liên tục cũng như liên tục trên bao đóng của G {\displaystyle G} . Tuy nhiên, ta đã sử dụng quy tắc xích, do đó sự tồn tại của ∇ f {\displaystyle \nabla f} là không cần thiết.

Ta sẽ chứng minh rằng f {\displaystyle f} là hàm hàng nếu G {\displaystyle G} liên thông và mọi đạo hàm riêng của f {\displaystyle f} đều bằng 0. Lấy x 0 ∈ G {\displaystyle x_{0}\in G} và đặt g ( x ) = f ( x ) − f ( x 0 ) {\displaystyle g(x)=f(x)-f(x_{0})} . Ta sẽ chỉ ra rằng g ( x ) = 0 {\displaystyle g(x)=0} với mọi x ∈ G {\displaystyle x\in G} . Thật vậy, đặt E = { x ∈ G ∣ g ( x ) = 0 } {\displaystyle E=\{x\in G\mid g(x)=0\}} . Khi đó E {\displaystyle E} đóng và khác rỗng. Đồng thời E {\displaystyle E} cũng là tập mở: với mọi x ∈ E {\displaystyle x\in E} , ta có

| g ( y ) | = | g ( y ) − g ( x ) | ≤ 0 | y − x | = 0 {\displaystyle |g(y)|=|g(y)-g(x)|\leq 0|y-x|=0}

với mọi y {\displaystyle y} trong một lân cận nào đó của x {\displaystyle x} . Vì G {\displaystyle G} liên thông, ta suy ra E = G {\displaystyle E=G} .

Chú ý rằng tất cả các lập luận bên trên không phụ thuộc vào tọa độ, do đó, trên thực tế chúng ta đã tổng quát cho trường hợp G {\displaystyle G} là tập con của một không gian Banach.